Friday, April 25, 2014

Thống kinh - kiến thức cơ bản nên biết!

Thống kinh là 1 bệnh lý phổ biến hiện nay và do nhiều nguyên nhân gây ra, đau bụng khi bị hành kinh. Trong thời gian này, các chị em phụ nữ thường hay phải chịu đựng những cơ đau ở hạ vị lan lên ức, lan xuống đùi,...gây ảnh hưởng không ít nhiều đến cuộc sống và tâm lý.




Các loại thống kinh
thong kinh thường được phân làm hai loại là thống kinh nguyên phát và thống kinh thứ phát.
Thống kinh nguyên phát: xảy ra sau tuổi dậy thì, ngay vòng kinh đầu tiên có phóng noãn, nguyên nhân thường là do cơ năng, không có tổn thương thực thể, thường giảm bớt sau khi hoạt động sinh dục ổn định và sau khi sinh đẻ
Thống kinh thứ phát: xảy ra sau nhiều năm hành kinh không đau, nay mới đau, thường do nguyên nhân thực thể như tử cung đổ sau, chít lỗ cổ tử cung, u xơ tử cung ở eo tử cung, lạc nội mạc tử cung, viêm nhiễm cơ quan sinh dục( chua vo sinh )...

Ðiều trị thế nào?
Đối với thống kinh nguyên phát mà phần lớn là cơ năng, việc điều trị cần kết hợp nhiều mặt: cần tránh căng thẳng, thư giãn, tập các bài thể dục nhẹ nhàng, massage hoặc chườm nóng vùng bụng để giảm đau. Nếu không đỡ có thể dùng một số loại thuốc giảm đau, an thần và giảm co bóp tử cung như: paracetamol, papaverine, mofen, nospa.... nhưng phải theo chỉ định của bác sĩ chuyên khoa sản.
Đối với thống kinh thứ phát phần lớn có nguyên nhân thực thể, nghĩa là có thay đổi ở bộ phận sinh dục thì cần đến khám bác sĩ chuyên khoa sản để có thể xác định nguyên nhân cụ thể cũng như hướng điều trị thích hợp.

Làm gì để giảm đau khi bị thống kinh?
Tắm rửa hàng ngày bằng nước nóng hay chườm nóng vùng bụng dưới có tác dụng làm giảm co thắt tử cung nên giảm dau bung kinh

Xoa bóp vùng bụng dưới hoặc lưng, châm cứu, ấn huyệt, kích thích thần kinh bằng điện cực qua da, kéo nắn cột sống... đều có tác dụng giảm đau.
Thể dục đều đặn hàng ngày làm giảm nồng độ estrogen (hóc - môn sinh dục nữ). Những phụ nữ tập thể dục thường xuyên ít đau bụng kinh hơn những phụ nữ khác. Việc tập thể dục như vậy giúp ức chế prostaglandin hay là tăng phóng thích morphin nội sinh giúp giảm đau. Các bài tập aerobic, đi bộ, chạy bộ, đạp xe cũng có thể giúp giảm đau. Trong những ngày hành kinh, nếu thấy mệt mỏi thì nên nghỉ ngơi hợp lí.
Ăn ít thịt và chất béo, đặc biệt cần bổ sung các chất như ma-giê, kẽm, acid béo omega - 3, vitamin B1(100mg/ngày), vitamin B6 (200mg/ngày), vitamin E (400UI/ngày). Vitamin E uống 2 ngày trước và 3 ngày sau khi có kinh, cần chú ý là vitamin E có thể gây ra hành kinh kéo dài.
Không uống cà phê, rượu vì rượu làm đau kéo dài, không hút thuốc lá và tránh môi trường có khói thuốc lá.


Bổ dưỡng từ món ăn dân gian cho bệnh vô sinh ở nam giới

Với môi trường ô nhiễm hiện nay cũng không ít ảnh hưởng đến vấn đề sinh đẻ của các cặp vợ chồng, ảnh hưởng về mặt tâm lý và xã hội. Vậy nên ngoài những điều trị bằng biện pháp thuốc Tây y và chế độ sinh hoạt mà còn có những bài thuốc bổ dưỡng Đông y từ những món ăn từ dân gian có thể chua vo sinh


Một số món ăn có ích cho các trường hợp vô sinh nam
1. Thận dê nấu thuốc
Thận dê 1 cặp, câu kỷ tử 15-20 g, nhục thung dung 12-15 g, thố ty tử 12-15 g.
Cách làm: Thận dê (hoặc tinh hoàn dê) làm sạch, các loại dược liệu rửa sạch, cho vào túi vải buộc kín. Cho tất cả vào nồi đất cùng với lượng nước vừa đủ, đun lửa lớn cho sôi, sau đó để lửa riu riu đến khi thận chín mềm là được. Nêm gia vị vừa ăn. Lấy túi thuốc ra, dùng ăn nóng vào lúc đói bụng. Một tuần có thể ăn 2-3 lần.
Món ăn này có tác dụng bổ thận dương, rất tốt cho trường hợp vô sinh do thận dương hư.
Có thể dùng thịt dê 500 g làm sạch, xắt miếng vừa ăn, tẩm ướp gia vị vừa đủ. Nấu với các loại dược liệu nói trên, có gia thêm hoài sơn (củ khoai mài) 50 g, lá dâm dương hoắc 30 g, đương quy 10 g, nhục quế 8 g, gừng tươi 3 lát. Đến khi thịt dê chín mềm là được. Dùng ăn nóng vào lúc đói bụng, ăn với mì sợi hoặc bánh mì. Một tuần ăn khoảng 1-2 lần.
2. Cháo tôm, rau hẹ
Nguyên liệu: Tôm sú 100 g, rau hẹ 50 g, hành tím 5 củ, hạt tiêu sọ 10 g, gạo tẻ 50 g, gia vị các loại.
Cách làm: Tôm làm sạch, ướp gia vị. Rau hẹ và hành rửa sạch, xắt nhỏ. Nấu gạo tẻ thành cháo. Khi cháo chín, cho tôm vào, đảo đều rồi cho hẹ, hành vào, quậy đều và nêm gia vị vừa ăn. Dùng ăn nóng vào lúc đói bụng, Một tuần ăn 2-3 lần 
>>> dau bung kinh <<<

Món ăn này rất tốt cho người nam vô sinh do thận dương hư.         
3. Gà hầm câu kỷ, hoàng tinh
Nguyên liệu: Gà trống tơ 1 con, câu kỷ tử 20 g, hoàng tinh 20 g, gia vị các loại.
Cách làm: Gà làm thịt, rửa sạch, cho vào nồi đất cùng với lượng nước vừa đủ, cho 2 vị thuốc trên vào hầm nhừ. Nêm gia vị vừa ăn. Dùng ăn vào lúc đói bụng. Một tuần ăn 1-2 lần.
Món ăn này thích hợp với trường hợp vô sinh nam do thận dương hư, có các triệu chứng lưng, gối lạnh đau, mỏi nhừ, miệng khô, hoa mắt và chóng mặt >>> thong kinh <<<
4. Thịt rùa vàng hầm thuốc
Nguyên liệu: Thịt rùa vàng (hoặc thịt ba ba) 150 g, thục địa 12-15 g, câu kỷ tử 30 g, hoài sơn 30 g, nữ trinh tử 15 g, gia vị các loại...
Cách làm: Thịt rùa làm sạch, cắt miếng nhỏ. Các vị thuốc rửa sạch, cho vào túi vải, buộc miệng túi lại. Đổ nước vừa ngập, tất cả đem hầm nhừ, lấy túi bã thuốc ra, nêm gia vị vừa ăn. Dùng ăn vào lúc đói bụng. Một tuần ăn 2-3 lần.

Hoặc dùng thịt rùa 150 g, bong bóng cá 30 g, gia vị các loại. Thịt rùa rửa sạch, xắt miếng nhỏ, bong bóng cá rửa sạch, xắt nhỏ. Tất cả bỏ vào nồi với lượng nước vừa đủ. Đun sôi rồi hầm nhỏ lửa cho nhừ, nêm nếm gia vị vừa ăn. Dùng ăn vào lúc đói bụng. Một tuần ăn 2-3 lần.
Món ăn này rất có ích cho trường hợp vô sinh do thận âm hư.
5. Cháo sinh địa, táo nhân
Nguyên liệu: Sinh địa 30 g, toan táo nhân 30 g, gạo tẻ 50 g.
Cách làm: Sinh địa và táo nhân rửa sạch, nấu với lượng nước vừa đủ, sôi khoảng 30 phút. Lấy nước, bỏ bã, sau đó cho gạo vào nấu cháo ăn. Dùng ăn vào lúc đói bụng. Một tuần ăn 2-3 lần.
Sinh địa có tác dụng tư âm, thanh nhiệt. Táo nhân có tác dụng dưỡng huyết an thần. Dùng hai vị thuốc nấu cháo ăn có tác dụng bổ trợ cho việc chữa trị những trường hợp vô sinh nam do thận âm hư, can hỏa vượng.
6. Móng giò heo hầm củ hành
Nguyên liệu: Móng giò heo 4 cái, hành 50 g, gia vị các loại.
Cách làm: Móng giò heo làm sạch, chẻ nhỏ, cho vào nồi, thêm nước, hành và gia vị. Đun sôi, giữ nhỏ lửa cho đến khi chín nhừ. Nêm gia vị vừa ăn. Dùng ăn vào lúc đói bụng. Một tuần ăn 2-3 lần.
Móng giò heo có tác dụng tư âm dưỡng huyết, hành có tác dụng thông tinh quan. Hai thứ phối hợp với nhau làm cho món ăn có tác dụng bổ trợ cho việc chữa trị những trường hợp không vô sinh do thận âm, âm huyết suy hư.

7. Canh cá mực, đào nhân
Nguyên liệu: Cá mực (mặc ngư) 1 con, đào nhân 6 g, gia vị các loại.
Cách làm: Cá mực làm sạch, đào nhân rửa sạch. Cho hai thứ vào nồi, nấu với lượng nước vừa đủ. Khi mực chín thì nêm gia vị vừa ăn để làm món canh.
Dùng ăn trong bữa cơm. Một tuần ăn 2-3 lần. Cá mực có tác dụng thông huyết, đi vào kinh can, phối hợp với đào nhân nên tác dụng thông ứ huyết càng mạnh.
Món ăn này có thể dùng trong trường hợp vô sinh nam do huyết ứ gây nên.
8. Thịt thỏ nấu tam tử
Nguyên liệu: Thịt thỏ 250 g, kim anh tử 30 g, nữ trinh tử 20 g, thỏ ty tử 20 g (ba loại hạt này bọc trong túi vải), gừng tươi 15 g, đại táo 5 quả, gia vị các loại.
Cách làm: Thịt thỏ bỏ mỡ, xắt lát, gừng tươi giã nát, rửa sạch, tất cả cho vào nồi hầm 1-2 giờ, nêm gia vị, chia ăn vài lần trong ngày.
Món ăn này có tác dụng tư bổ thận âm, cố tinh, thích hợp cho các trường hợp vô sinh nam thuộc thể thận âm bất túc, tinh quan bất cố (dễ xuất tinh, di tinh).
9. Đuôi heo nấu thuốc
Nguyên liệu: Đuôi heo 150 g, thục địa 30 g, tỏa dương 30 g, đỗ trọng 30 g, đại táo 10 quả, gừng tươi 15 g, gia vị các loại.
Cách làm: Đuôi heo cạo bỏ lông, rửa sạch, chặt khúc ngắn. Các loại gia vị rửa sạch cho vào túi vải, buộc kín. Gừng tươi giã nát. Tất cả cho vào nồi đất với lượng nước vừa đủ, hầm lửa nhỏ 2-3 giờ, nêm gia vị, chia ăn vài lần trong ngày.
Món ăn này có tác dụng tư bổ thận tinh, rất tốt cho các trường hợp vô sinh nam khác nhau, có tình trạng tinh trùng ít, tinh trùng yếu.
11. Trứng cút nấu long nhãn
Trứng chim cút 4-6 quả, đánh lẫn với thịt 5-10 quả long nhãn, nấu chín lên ăn.
Món ăn này thích hợp với các trường hợp vô sinh nam khác nhau, có tình trạng tinh trùng ít hoặc tinh trùng hoạt động yếu.
12. Cật dê nấu tiểu hồi, đậu đen, đỗ trọng
Nguyên liệu: Cật dê 2 quả, tiểu hồi hương 8 g, đậu đen 100 g, đỗ trọng 15 g, gia vị vừa đủ.
Cách làm: Cật dê rửa sạch, xắt từng miếng nhỏ. Tiểu hồi hương, đậu đen, đỗ trọng rửa sạch, để ráo, cho vào túi vải gạc. Cho tất cả vào nồi, thêm lượng nước vừa đủ, nấu 30-60 phút, thêm gia vị cho vừa ăn. Món này rất tốt cho những người dương hư, đau lưng, chân gối mỏi, sinh hoạt tình dục yếu.
13. Hải sâm chưng nhục thung dung
Nguyên liệu: Hải sâm 50 g, nhục thung dung 60 g, thịt heo nạc 100 g, câu kỷ tử 30 g, gia vị vừa đủ.
Cách làm: Tất cả vị rửa sạch. Nhục thung dung ngâm mềm, xắt mỏng. Hải sâm xắt sợi. Thịt heo xắt lát vừa trộn chung với ít muối, tiêu, đường vừa ăn, cho vào thố, chưng cách thuỷ đến khi thịt mềm là được. Dùng ăn nóng trong bữa ăn.
14. Canh thịt dê - đương quy
Nguyên liệu: Thịt dê 150 g, đương quy 15 g, gừng tươi 3 lát.
Cách làm: Thịt dê rửa sạch cắt miếng nhỏ, chần qua nước sôi rồi cho vào nồi cùng với đương quy và gừng. Nấu với 500 ml nước đến khi thịt chín mềm là được. Nêm gia vị vừa ăn, dùng ăn trong bữa cơm.
15. Canh hàu
Nguyên liệu: Thịt con hàu 100 g, long nhãn nhục 25 g, đảng sâm 30 g (hoặc nhân sâm 10 g), đường phèn 30 g.
Cho tất cả nguyên liệu vào nồi đất, nấu với 500 ml nước, để sôi khoảng 30 phút. Dùng ăn vào lúc đói bụng.
16. Cật heo nấu câu kỷ - hoài sơn
Nguyên liệu: Cật heo 2 quả, xương heo 500 g, câu kỷ 20 g, hoài sơn 30 g. Muối, đường, nước tương vừa đủ để nêm.
Cật heo làm sạch, xương heo chặt miếng, câu kỷ, hoài sơn rửa sạch để ráo. Cho tất cả vào nồi, đổ nước vừa đủ, nấu lửa lớn cho sôi sau đó để lửa nhỏ. Khi thấy chín mềm thì cho gia vị vào nêm vừa miệng.
Món ăn này có công hiệu bổ thận, ích tinh, làm mạnh sinh lực.


Thursday, April 10, 2014

Chữa vô sinh như thế nào? Nguyên nhân gây bệnh vô sinh

Chua vo sinh như thế nào? Nguyên nhân liệu có phải chỉ do người phụ nữ có phải không? Đến nay đã được y học chứng minh gốc rễ của bệnh, đồng thời cũng có nhiều cách giúp các cặp vợ chồng có thể chua vo sinh hiệu quả.
Chua vo sinh như thế nào
Chua vo sinh như thế nào (ảnh minh họa)
Ngày nay khoa học y học đã khám phá được gốc rễ của vô sinh. Các nguyên nhân vô sinh được xác định rõ ràng, đó là có thể do từ người vợ hoặc người chồng hoặc do cả hai, từ đó phần nào giải oan cho nữ giới.

Nguyên nhân gây vô sinh ở phụ nữ:
- Tại âm đạo: Do âm đạo có cấu trúc bất thường như âm đạo chỉ có một phần, âm đạo có vách ngăn hoặc do màng trinh quá dày nên không bị thủng sau khi giao hợp.
- Do cổ tử cung: Cổ tử cung có cấu tạo bất thường như lỗ cổ tử cung quá hẹp hay cổ tử cung bị chít hẹp do đốt điện hoặc sẹo do cắt polipe, cổ tử cung không ở vị trí trung gian mà bị nghiêng ra trước hoặc nghiêng ra sau, chất nhầy cổ tử cung quá đặc ngăn cản sự di chuyển của tinh trùng qua lỗ cổ tử cung.

Do buồng trứng bất thường
- Do tử cung: Tử cung giữ vai trò là nơi làm tổ của phôi sau khi thụ tinh nhưng do có sự bất thường của tử cung nên trứng noãn không thể làm tổ được. Vô sinh thường gặp ở những người không có tử cung, tử cung kém phát triển, tử cung dị dạng, tử cung có vách ngăn; dính buồng tử cung do hậu quả của việc nạo hút thai hay do bệnh lao sinh dục...
- Do vòi tử cung: Vòi tử cung có cấu tạo bất thường như dị dạng hay không có vòi tử cung, tắt lòng vòi do các bệnh lý như lạc nội mạc tử cung, nhiễm khuẩn thường gặp là do bệnh lậu và Chlamydia trachomatis. 
- Do buồng trứng: Buồng trứng với những bất thường như không có buồng trứng hoặc buồng trứng kém phát triển, buồng trứng không phóng noãn do dùng thuốc tránh thai, không phóng noãn do buồng trứng đa nang
- Do các yếu tố khác: Chẳng hạn do nội tiết với các bệnh lý như suy tuyến yên hoặc u tuyến yên dẫn đến hoặc rối loạn chế tiết hormone hướng sinh dục, u tuyến thượng thận; thiểu năng, cường tuyến giáp, tăng prolactin huyết hoặc do sang chấn tinh thần nên lãnh cảm, sợ hãi quá mức nên từ chối sinh hoạt tình dục, suy dinh dưỡng làm rối loạn sản xuất hormone; các bệnh mạn tính làm giảm khả năng sinh hoạt tình dục, không phóng noãn, tần suất giao hợp dưới ba tuần một lần. Thụt rửa âm đạo, dùng các chất bôi trơn làm tinh trùng chết hoặc bị suy yếu.

Nguyên nhân gây vô sinh ở nam giới
- Số lượng tinh trùng không nhiều: Để trứng có thể thụ tinh được, nhất thiết phải có sự phối hợp giữa trứng và tinh trùng mà tinh trùng là do quá trình giao hợp và phóng tinh từ nam giới. Do đó nếu trứng không thụ tinh được là do số lượng và chất lượng tinh trùng phóng ra trong mỗi lần sinh hoạt tình dục không được đầy đủ. Tinh trùng được sản xuất từ tinh hoàn, như vậy rõ ràng nguyên nhân gây vô sinh ở nam giới hoàn toàn do những bất thường của tinh hoàn, bao gồm:
- Không sản xuất được tinh trùng: Nguyên nhân này thường gặp ở những người mắc các bệnh lý như hội chứng suy sinh dục tiên phát, suy tuyến yên, u tuyến yên, tăng prolactin máu…
- Do những bất thường của tinh hoàn như không có tinh hoàn hoặc do các bệnh lý suy thận, các bệnh lý về gan bệnh, viêm nhiễm sinh dục do Chlamydia, lậu hoặc Chlamydia, tinh hoàn ẩn, giãn tĩnh mạch tinh hoàn, xoắn tinh hoàn.
Khi đi khám vô sinh, cần khám cả hai vợ chồng chứ không riêng gì người vợ hay người chồng vì nếu chỉ khám một trong hai người thì sẽ làm chậm cơ hội để điều trị. Trên thực tế cho thấy các cặp vợ chồng đưa nhau đi khám, và chua vo sinh sẽ làm tăng tình cảm của họ. Đứa con sinh ra là thành quả, công sức của cả hai vợ chồng nên đứa trẻ sẽ càng được yêu quý hơn.

 Sưu tầm